Trong quá trình xảy ra bất kỳ hư hỏng, mất mác, tổn thất đến hàng hóa
được bảo hiểm thì người mua bảo hiểm cần phải liên hệ Rainbow insurance để được
tư vấn hỗ trợ 090 833 7230. Và trước khi
được chờ xử lý theo quy định thì người mua bảo hiểm cần phải thực hiện một số
hành động như khiếu nại người chuyên chở, khi bàn giao hiện trường cần phải chụp
hình, bàn giao đúng hiện trạng để các cơ quan chức năng tiếp nhận và xử lý. Vì
an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa là mong muốn của
chúng ta, nếu xảy ra tổn thất thì cần phải hiểu được các bước bồi thường trong
bảo hiểm hàng hóa
- Nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Tính toán bồi thường
- Trình duyệt (một số trường hợp phải làm
tờ trình bồi thường thương mại)
- Xác báo bồi thường, thông báo bồi thường
- Thông báo bồi thường
- Thanh toán bồi thường
- Đòi bồi thường người thứ ba, xử lí tài sản bị hư hỏng
Số tiền bảo hiểm (STBT) là giới hạn tối đa
của STBT. Tuy nhiên các khoản tiền sau (ngoài số
tiền tổn thất) cũng được bồi thường như
các chi phí đã chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giám định, tiền
đóng góp TTC dù STBT vượt quá STBH.
- Bồi thường bằng tiền không bồi thường bằng
hiện vật. Thông thường nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào thì bồi thường sẽ
bằng loại tiền tệ đó.
- Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm
sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.
Bồi thường tổn thất chung:
Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo
hiểm phần đóng góp vào tổn thất chung
(TTC) dù hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào. Nếu số tiền bảo hiểm
thấp hơn giá trị phải đóng góp tổn thất chung, người bảo hiểm chỉ trả theo tỉ lệ
giữa STBT và giá trị phải đóng góp.
- Không bồi thường trực tiếp cho người được
bảo hiểm mà thanh toán cho người tính toán TTC do hãng tàu chỉ định.
- STBT này được cộng thêm hay khấu trừ phần
chênh lệch giữa số tiền đã đóng góp và số tiền phải đóng góp TTC.
Bồi thường tổn thất riêng:
Đối với tổn thất toàn bộ (TTTB) thực tế: Bồi
thường toàn bộ STBH.
- Đối với TTTB ước tính: Bồi thường toàn bộ
STBH nếu người được bảo hiểm từ bỏ hàng. Trường hợp người được bảo hiểm không từ
bỏ hàng hoặc xin từ bỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi thường theo
mức độ tổn thất thực tế.
- Với tổn thất bộ phận (TTBP): Bồi thường
số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất hay giá trị trọng lượng số hàng rời bị thiếu,
mất hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mại của phần hàng bị tổn thất.
- Tổn thất về chi phí: ngoài tổn thất hàng do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, có một số loại chi phi khi phát sinh được bồi thường. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng bảo hiểm có ấn định mức miễn thường của công ty bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra, khi xác định mức bồi thường phải tính đến mức miễn thường này.
Hồ sơ bồi thường bao gồm các chứng từ
chính như sau:
- Thư khiếu nại đòi bồi thường của người
được bảo hiểm
- Bản chính của HĐBH/ Đơn bảo hiểm và giấy
sửa đổi bổ sung (nếu có)
- Bản chính của vận tải đơn và/ hoặc Hợp đồng
chuyên chở (B/L)
-
Phiếu đóng gói (P/L)
- Thư dự kháng/ thông báo tổn thất, Biên bản
giám định (COR)
- Giấy biên nhận của người chuyên chở khi
giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận hàng cuối cùng. (ROROC)
- Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc
của cơ quan chức năng
- Công văn, thư từ trao đổi của Người được
bảo hiểm với Người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn
thất.
- Hóa đơn/ biên lai và các chi phí khác
Trường hợp các chứng từ trong hồ sơ khiếu
nại chưa đủ sức thuyết phục để chứng minh tổn thất thì có thể yêu cầu khách
hàng cung cấp thêm một số chứng từ khác như: Hợp đồng mua bán, thư tín dụng, lược
khai, nhật kí hàng hải, phiếu kiểm đếm, giấy chứng nhận đăng kiểm, các biên lai
của cơ quan có liên quan..
Hồ sơ bồi thường phải được lưu trữ trong10
năm.
Số tiền bảo hiểm của lô hàng là khoản tiền mà người mua bảo hiểm khai báo (trên giấy yêu cầu bảo hiểm hàng xuất/ nhập khẩu) với công ty bảo hiểm để lô hàng đó được bảo hiểm.
Ngoài giá trị hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (invoice), chi phí vận chuyển (transportation costs) và phí bảo hiểm (premium insurance), người mua bảo hiểm có thể cộng cả tiền lãi ước tính để ra số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm maximum để công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm là 110% giá trị CIF.
CIF = (Gía trị lô hàng + cước vận chuyển)/(1- tỷ lệ phí bảo hiểm)
Như vậy, hàng hóa của chủ hàng không may xảy ra tổn thất (thuộc phạm vi bảo hiểm) thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường như thế nào với số tiền bảo hiểm đã mua.
Nguyên tắc chung công ty bảo hiểm và công ty giá định độc lập tính toán và thanh toán bồi thường đối với hàng hóa bị tổn thất (bộ phận) là:
Số tiền bồi thường tổn thất = tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn – (trừ) tổng giá trị hàng hoá còn lại.
Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị hàng hoá tại nơi nhận hàng thì tổn thất bộ phận sau khi được xác định theo cách trên sẽ được bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu bạn cần tư vấn hoặc có thắc mắc khác về
bảo hiểm hàng hóa thì hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn 090 833 7230.