Theo báo cáo mới nhất của Deloitte, thị trường bảo hiểm toàn cầu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch Covid-19 khiến chuỗi tăng trưởng ấn tượng liên tục trong suốt 10 năm qua (CAGR ~3,3%) bị đứt gãy. Ước tính, quy mô thị trường bảo hiểm toàn cầu hết năm 2020 đạt 6.1 ngàn tỷ USD giảm 2,8% so với năm 2019. Tuy nhiên đà giảm này chủ yếu đến từ bảo hiểm Nhân thọ với mức giảm khoảng 6,0% so với năm 2019.
Thế nhưng tại Việt Nam điều đáng ngạc nhiên là ngành Bảo hiểm lại có mức tăng trưởng “trong mơ” trong khi nhiều ngành khác đang phải chịu rất nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19… Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020 ước đạt 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%).
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết tốt quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng và được khách hàng tin cậy là tấm lá chắn tài chính an toàn trước những rủi ro. Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong năm 2020 ước đạt 48.223 tỷ đồng (tăng 11,4% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 23.108 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 25.115 tỷ đồng (tăng 10%).
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích cực tái đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế xã hội. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 460.457 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 51.308 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 409.149 tỷ đồng (tăng 23,5%).
Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 552.403 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 95.949 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 456.454 tỷ đồng (tăng 23,3%).
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm toàn thị trường vẫn duy trì ở mức tăng cao, ước đạt 355.240 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 27.125 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 328.115 tỷ đồng (tăng 22,6%). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 113.523 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ 2019), trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 31.035 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 82.488 tỷ đồng (tăng 25,2%).
Tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2020 ước đạt 9.679 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ 2019), trong đó phí bảo hiểm gốc thu xếp qua môi giới ước đạt 7.019 tỷ đồng (tăng 17,6%), phí tái bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 2.660 tỷ đồng (tăng 16,5%).
Bước sang năm năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp ở nhiều nước. Tuy vậy với việc đã có Vacxin tiêm phòng, nhiều Tổ chức kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo sự phục hồi của thị trường Bảo hiểm toàn cầu. Dự báo giá trị thị trường sẽ vượt 6.3 ngàn tỷ USD trong đó khu vực các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục có đà tăng vượt trội.
Tại Việt Nam nhiều dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ ở khoảng 7%, điều này giúp cho ngành Bảo hiểm có cơ hội. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, đại dịch Covid-19 cũng đã khiến cho cơ cấu nghiệp vụ có sự thay đổi trong đó mảng Bảo hiểm sức khỏe và con người có nhiều tiềm năng. Nhu cầu bảo hiểm sức khỏe sẽ ngày một được chú trọng & tăng cao trong dân, đây là một điểm mới lớn trong chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Theo số liệu thì giá trị thu phí bảo hiểm sức khỏe đạt xấp xỉ 13.000 tỷ tương đương 31.02% tổng thu phí BHPNT (hết quý III/2020) có xu hướng vượt qua mảng Cơ giới.
Theo báo cáo của Swiss Re, tỷ lệ thâm nhập sử dụng bảo hiểm của Việt Nam còn rất thấp, mới chỉ 2,7% dân số so với trung bình các quốc gia mới nổi khác là 3,3%. Đồng thời phí bảo hiểm bình quân đầu người của nước ta mới chỉ ở mức 72USD/người/năm chưa bằng ½ so với trung bình các quốc gia mới nổi. Dự báo thị trường Bảo hiểm Phi nhân thọ năm 2021 sẽ đạt giá trị khoảng 70.000 tỷ VND tương đương tăng trưởng 25% so với 2020.
Tuy vậy mức độ cạnh tranh toàn ngành ngày một gia tăng, đặc biệt là trong nhóm công ty TOP 10 ngành Bảo hiểm. Tại thị trường bảo hiểm nhân thọ, trong năm 2020 có 6 công ty tăng thị phần (Manulife, AIA, Generali, MB Ageas, FWD và AVIVA) và 4 công ty mất thị phần (Baoviet Life, Prudential, Dai-i-chi Life, Chubb Life, Hanwha Life). Cuối năm 2020, Manulife hoàn tất việc mua lại AVIVA Việt Nam, điều này giúp thị phần BH nhân thọ của Manulife tăng lên khoảng 18,5% – xếp sau Prudential với 18,8%.
Còn tại thị trường BHPNT, 2 nhà bảo dẫn đầu là Bảo Việt (BVH) & PVI đều đánh mất lần lượt 1,4% & 0,2% thị phần. Ngược lại sự bứt phá lớn đang đến từ các nhà bảo năng động ở Top dưới trong